Măng cụt là loại trái cây được bán với mức giá rất cao trên thị trường. Bởi hương vị quả thơm ngon, đặc biệt chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cực tốt cho sức khỏe. Đa phần người tiêu dùng trong và ngoài nước đều rất ưa chuộng loại quả đặc biệt này. Hiện nay nay, cây được trồng nhiều nhất ở những khu vực như là Đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam và Đông Nam Bộ,… Điều kiện khí hậu thuận lợi giúp bà con canh tác cây hiệu quả và mang đến nguồn thu nhập ổn định. Song, với những ai đang muốn bắt đầu hay chưa có kinh nghiệm thì trồng cây sẽ rất khó. Vậy nên, cùng nắm ngay một số lưu ý khi chăm sóc cây măng cụt chuẩn không cần chỉnh mà Giathe.vn chia sẻ dưới đây nhé.
Chọn đất trồng măng cụt thích hợp
Cây măng cụt có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất là đất sét giàu hữu cơ, tầng canh tác dày, thoát nước tốt và gần nguồn nước tưới.
Tuy nhiên, nếu đất ở vườn nhà bạn đang nghèo dinh dưỡng thì bạn cần có các biện pháp cải tạo đất thích hợp. Sử dụng đất trồng cây công trình Tropical Bazan để phối trộn nhằm cải tạo đất.
Đất trồng cây công trình Tropical Bazan thì đã được trung hòa, pH từ 6-7 nên phù hợp với hầu hết mọi loại cây trồng. Loại đất này thường được khuyến khích sử dụng trồng cây ăn trái, cây công trình và cải tạo – tôn tạo đất vườn.
Đất có cấu trúc tốt, độ xốp cao, thoát nước tốt, không bị chặt và bí. Đặc biệt, đất đỏ bazan có hàm lượng mùn cao hơn các loại đất khác.
Tỉa cành và tạo tán cho cây
Một số lưu ý khi chăm sóc cây măng cụt trước tiên cần kể đến công tác tỉa cành và tạo tán. Việc này sẽ giúp cho cây ăn trái có được không gian thông thoáng. Từ đó gia tăng tính hiệu quả của quá trình quang hợp, hạn chế tối đa tình trạng nấm và sâu bệnh hại phát triển.
Tạo tán
Và trước tiên, nhà vườn cần phải thực hiện định hình tán cây. Để lại một thân chính to và chắc khỏe. Với những loài cây ăn quả khác thì nhà vườn cần phải cắt ngọn ngay từ lúc còn nhỏ. Tuy nhiên với cây măng cụt thì ngược lại, điều này là không nên. Thay vào đó, ta chỉ nên loại bỏ bớt những cành đan, cành mọc vượt hay những tán cây mà mọc quá um tùm.
Kinh nghiệm để tạo được một tán cây có sự hài hòa, cân đối đó là giai đoạn khi cây còn nhỏ, nhà vườn hãy lựa chọn khoảng 4 – 5 cành cấp 1. Đó là những cành mà mọc và phân bố đều đặn ở xung quanh thân cây. Tính từ mặt đất trở lên thì cành đầu tiên cách trung bình 60 – 80cm.
Ngoài ra, với những cành khác thì chỉ cần cách nhau chừng 25 – 30cm là được. Từ những cành cấp 1 đó, nhà vườn tiếp tục giữ lại 3 – 4 cành cấp 2.
Lưu ý quan trọng là bà con cần phải tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình chăm sóc. Tuyệt đối không để cho những tán cây của măng cụt bị giao nhau. Tán của cây ăn quả luôn cần được tỉa ngọn để tạo điều kiện cho đọt sinh trưởng, phát triển xanh tốt nhất.
Tỉa cành
Với những cây măng cụt còn bé thì bà con tỉa bớt những cành mà mọc đan chéo lẫn nhau, mọc dày và cả những cành bị sâu bệnh hại nữa. Riêng với cây được trồng nhằm mục đích kinh doanh thì lại khác. Công tác tỉa cành này phải là vào cuối vụ mùa.
Chú ý:
Hãy bỏ hết những cành không còn khả năng cho quả, tỷ lệ cho quả thấp và kể cả những cành mọc lên từ gốc ghép.
Trồng xen và làm cỏ
Bởi lẽ cây măng cụt là giống cây ăn quả lâu năm. Vậy nên nhà vườn hoàn toàn có thể kết hợp trồng cùng với một vài những loại cây ngắn ngày. Điều này nhằm giúp ngăn chặn, hạn chế tối đa tình trạng cỏ dại mọc. Đồng thời tăng thêm nguồn thực phẩm rau hữu cơ, xanh, sạch.
Những năm đầu khi cây măng cụt đang còn trong giai đoạn phát triển, kiến thiết lá cành thì cỏ dại sẽ có cơ hội phát triển tương đối mạnh mẽ. Nếu nhà vườn không thể kiểm soát được hết bằng phương pháp thủ công thì nên phun thuốc. Sử dụng thuốc phun cỏ Glyphosate hoặc là Gramoxone.
Tưới nước
Cần cung cấp, bổ sung nước tưới sau khi trồng để cây măng cụt được nhanh chóng phục hồi. Xem xét tình trạng chân đất là thấp hay cao, đất trồng thuộc kiểu gì để điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp. Đảm bảo độ ẩm cho đất trồng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cây con sinh trưởng, phát triển.
SẢN PHẨM NỔI BẬT
Tuyệt đối không dùng ống nước để tưới. Dòng xối mạnh sẽ làm cho đất trồng bị rửa trôi, gốc bị tróc, đất bị váng. Điều này làm cho cây trồng rất khó để ra rễ chắc khỏe.
Với cây măng cụt mới trồng thì chỉ nên tưới mỗi ngày 1 lần trong vòng 4 tháng đầu tiên. Sau đó thì nhà vườn chỉ tưới mỗi khi đất trồng khô hạn. Nếu như tần suất tưới càng dày đặc thì lượng nước cần phải giảm bớt lại.
Vào giai đoạn sau khi cây măng cụt ra hoa, đậu quả thì tiến hành tưới cách ngày. Song, giai đoạn gần đến kỳ thu hoạch thì ngưng toàn bộ công tác tưới.
Bón phân
Bón phân để bổ sung, cung cấp chất dinh dưỡng để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Tùy vào đường kính tán, độ tuổi, tình trạng sức khỏe của cây trồng để nhà vườn điều chỉnh liều lượng phân bón cho phù hợp.
Với những cây trồng mà đường kính tán trung bình 6 – 8m, đang trong giai đoạn phát triển bình thường thì bón phân bón vô cơ. Bón 3 – 4kg phân bón/cây/lần.
Theo kinh nghiệm làm vườn, nhận thấy nhà vườn nên bón từ 5 – 10kg phân chuồng hữu cơ hoai mục trong giai đoạn phát triển của cây măng cụt. Đồng thời kết hợp với phân bón NPK. Tỷ lệ được khuyến khích là 15:15:!5. Hàm lượng chi tiết, cụ thể bạn hãy tham khảo ngay dưới đây:
- Cây măng cụt 1 tuổi: Bón 0,5kg phân bón NPK. Tần suất bón là 2 – 3 lần mỗi năm.
- Cây măng cụt 2 tuổi: Bón 1kg phân bón NPK.
- Cây măng cụt trên 3 tuổi trở đi: Mỗi năm lượng phân bón NPK tăng lên khoảng 20%.
Sâu bệnh hại
Một vấn đề lớn, cũng là nỗi lo lắng của rất nhiều nhà vườn hiện nay. Cây măng cụt thường gặp phải những tình trạng sâu bệnh hại hết sức nghiêm trọng. Bạn có thể tham khảo qua dấu hiệu nhận biết sau đây.
Xỉ mủ và sượng trái
Căn bệnh này thường xảy ra ở trên vỏ của măng cụt. Cây bị xỉ mủ và sượng trái khi trên vỏ bị xì mù, sượng và ruột không ngon ngọt. Thông thường, nếu như trước thời điểm thu hoạch tầm 2 – 3 tuần mà mưa liên tục, thậm chí mưa lớn thì căn bệnh này rất dễ để lây lan, phát tán.
Bệnh thán thư
Dấu hiệu gây hại của bệnh thán thư thường xuất hiện trên quả, lá và cành. Bệnh thường sẽ xuất hiện, bùng phát nhanh chóng, mạnh mẽ vào mùa mưa thi độ ẩm đạt mức cao. Trên lá cây sẽ có những đốm màu đen trắng li ti, có thêm các vòng xung quanh bao bọc. Và đó chính lá những chiếc tế bào lá đã bị hư hỏng.
Bệnh sâu vẽ bùa
Sâu vẽ bùa xuất hiện ngay từ khi lá cây còn non. Bệnh sẽ làm giảm sự sinh trưởng và phát triển của cây măng cụt. Chúng gây hại thời điểm buổi tối, đục những đường tại lớp biểu bì lá. Mục đích đục là để hút toàn bộ các chất diệp lục.
Tình trạng này kéo dài sẽ khiến lá cây bị khô, làm mất hoàn toàn khả năng quang hợp. Đồng thời, cây còn bị rụng lá.
Khi gặp phải một trong số những dấu hiệu trên, nhà vườn hãy tiến hành phun thuốc cho cây trồng. Liều lượng, cách thức, tần suất phun thực hiện đúng như hướng dẫn trên bao bì. Tuyệt đối không lạm dụng sẽ khiến chất lượng thu hoạch giảm sút.
Trên đây là một số lưu ý khi chăm sóc cây măng cụt chuẩn không cần chỉnh mà Giathe.vn muốn chia sẻ đến mọi người. Hi vọng bà con sẽ áp dụng một cách thành công và hiệu quả, có năng suất, chất lượng thu hoạch cao!
Xem thêm:
Đất đỏ bazan Tropical
- Thành phần: Đất đỏ bazan và mùn hữu cơ.
- Mục đích sử dụng: cây công trình, cây ăn quả
- Thể tích: 20 lít
- Trọng lượng: 13 - 14 kg
- Sản phẩm Thương hiệu Tropical Premium
Đất sạch đa dụng Tropical premium
- Kích thước bao 61x32x10cm
- Thể tích bao: 20 dm3 ( 11-12kg)
Đất trồng cây công trình Tropical Bazan
- Thành phần: Đất đỏ bazan và mùn hữu cơ.
- Mục đích sử dụng: cây công trình, cây ăn quả
- Thể tích: 20 lít
- Trọng lượng: 14 kg