Ngành sản xuất nấm được xem là ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao thu hút nhiều bà con nông dân sản xuất mô hình này. Đi đôi với việc sản xuất nấm ngày càng được thúc đẩy thì lượng bã thải trồng nấm cũng tăng dần.Phần lớn lượng bã thải được đổ trực tiếp ra môi trường tự nhiên. Việc làm này vừa làm ô nhiễm môi trường vừa ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đứng trước thực trạng đó, nhiều nhà nghiên cứu đã thí nghiệm tận dụng bã nấm để làm phân bón hữu cơ vi sinh. Vậy, “Tác dụng của bã nấm trong việc cải tạo đất trồng trọt” ra sao? Có nên tận dụng nguồn phụ phẩm này không? Cùng Giá Thể tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé.
Bã nấm là gì?
Nguyên liệu trồng nấm sẽ được nấm sử dụng làm hoai mục một phần đồng thời phát triển hệ sợi nên bã thải trồng nấm vẫn còn lượng lớn các chất hữu cơ chậm phân hủy như cellulose, lignin… và nấm bệnh. Nếu được xử lý đúng cách bã thải trồng nấm sẽ là nguồn phân hữu cơ phục vụ cho sản xuất hoa và rau an toàn.
Đặc tính của nguồn bã nấm
Qua đánh giá cảm quan ban đầu nguồn bã thải trồng nấm có một số đặc điểm như sau:
– Tính chất vật lý: bã thải sau trồng nấm trở nên xốp, mềm, vón cục do hệ sợi phát triển chằng chịt, khả năng giữ nước.
– Đặc tính sinh học: Trong bã thải vẫn còn giá trị dinh dưỡng đối một lượng lớn các loài vi sinh vật và nấm bệnh. Do đó nếu không có biện pháp xử lý kịp thời ổ nấm bệnh sẽ dễ lây lan nhanh trong quá trình trồng nấm và làm ỗ nhiễm môi trường xung quanh do quá trình phân hủy chậm của các hợp chất lignin, hemicellulose và cellulose.
Các phương pháp xử lý bã nấm
- Sử dụng bã thải của các loại nấm cao cấp để làm nguyên liệu sản xuất các loại nấm thấp hơn như sử dụng bã thải trồng nấm linh chi, mộc nhĩ, để làm nấm sò, nấm mỡ hay sử dụng bã thải trồng nấm sò làm nguyên liệu sản xuất nấm rơm.
- Phương pháp ủ sinh học.
- Phương pháp sử dụng trùn xử lý rác.
Tác dụng của bã nấm trong việc cải tạo đất trồng trọt
Tác dụng của bã nấm
Thành phần và tính chất của bã thải trồng nấm sau thu hoạch có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân hủy và chuyển hóa của vi sinh vật.
SẢN PHẨM NỔI BẬT
Trong đó, hàm lượng cacbon tổng số ở mức khá (đạt 30,8 – 36,5%). Lượng lân và kali chiếm tỉ lệ không nhỏ đặc biệt là ở bã nấm sò. Sở dĩ có sự sai khác trong thành phần của các loại bã nấm là do nguồn vật liệu ban đầu dùng để nuôi trồng 3 loại nấm này là khác nhau: rơm rạ, mùn cưa gỗ, cám trấu, bột cám ngô,…
Bã nấm góp phần cải tạo đất, giúp đất trở nên tơi xốp. Hạn chế tình trạng đất bị chai cứng do sử dụng phân hóa học trong một thời gian dài.
Việc đất tơi xốp tạo điều kiện cho cây dễ mọc rễ, hút nước và phân bón trong đất.
Ứng dụng khác của bã nấm
- Bã nấm thường được dùng để phối trộn làm giá thể vườn ươm cây giống.
- Phần lớn, bã nấm được dùng làm phân bón hữu cơ vi sinh sau khi xử lý. Thường bón cho những ruộng và đất nhiều cát, nhiều sét, hay nhiều sỏi đá.
Trên đây là những chia sẻ của Gía Thể về:“Tác dụng của bã nấm trong việc cải tạo đất trồng”. Hi vọng đây sẽ là những kiến thức bổ ích cho bà con trồng nấm. Cảm ơn bà con đã theo dõi bài viết.
Xem thêm: