Xơ dừa có thể nói là loại giá thể dinh dưỡng và an toàn nhất cho cây trồng. Tuy vậy nhưng nó vẫn tồn tại nhiều loại chất không tốt. Vì thế chúng ta cần biết các phương pháp xử lý xơ dừa trước khi đem vào sử dụng. Cùng tìm hiểu về phương pháp đó ngay sau đây.

Tại sao cần phải xử lý xơ dừa?

Bởi vì xơ dừa có chứa Tanin và Lignin, là 2 chất cản trở thực vật và sẽ khó phát triển. Chúng sẽ dần dần hút hết dinh dưỡng và không khí của cây. Hơn nữa 2 chất này rất khó để phân hủy. Lignin thì chỉ tan ở trong kiềm, nó sẽ khiến cây cối bị nhiễm độc và trở nên còi cọc. Vì vậy mà nếu không xử lý xơ dừa trước khi đem đi trồng thì có thể khiến cây bị héo úa.

Quá trình xử lý xơ dừa ta phải phụ thuộc vào đặc tính của hai chất này. Tanin có vị mặn chát, tan trong nước, khi tan sẽ gây kết tủa protein. Còn lignin không tan trong nước và dung môi, thậm chí là không tan ở trong axit. Tuy nhiên, chúng lại có thể bị bão hòa hoặc phân giải một phần bằng cách dùng kiềm. Sau khoảng 12 tiếng xử lý với kiềm thì Lignin ở trong xơ dừa mới loại bỏ được hoàn toàn.

Quá trình xử lý xơ dừa cũng cần được lặp đi lặp lại. Điều đó sẽ đảm bảo rằng hai chất không tốt kể trên được loại bỏ hoàn toàn trước khi đưa vào sử dụng. Nếu không xử lý trước thì dù có ủ xơ cũng không giúp cho sự phát triển của cây trồng. Ngược lại, nó sẽ chỉ làm cho tình trạng của cây trồng trở nên tồi tệ hơn.

không xử lý xơ dừa trước khi đem đi trồng thì có thể khiến cây bị héo úa.

Không xử lý xơ dừa trước khi đem đi trồng thì có thể khiến cây bị héo úa.

Các bước xử lý xơ dừa trồng cây

Bước 1: Từ xơ dừa thô tạo thành mụn xơ dừa

Đầu tiên chúng ta sẽ cần máy băm để biến xơ dừa thô chuyển thành mụn xơ dừa. Máy băm là một vật dụng không thể thiếu đối với những người chuyên thực hiện việc ủ xơ dừa. Các xơ đang ở trạng thái thô sẽ được tách và băm nhỏ ra. Người ta có thể thêm một số phụ gia vào như bã mía, thân ngô, … trong quá trình băm xơ. Nên sử dụng máy để tiết kiệm công sức và tránh mất thời gian.

Bước 2: Loại bỏ chất chát Tanin

Sau khi đã có mụn xơ dừa thì ngâm nó trong thùng nước từ khoảng 2 – 3 ngày. Sau đó đổ nước ra thì ta lọc được mụn dừa có màu đỏ, nước thì sẽ chuyển sang màu sẫm. Mặc dù Tanin dễ tan trong nước tuy nhiên nếu muốn chắc chắn đã loại bỏ hoàn toàn thì nên lặp lại 2 đến 3 bước bạn nhé!

Đổ nước ra thì ta lọc được mụn dừa có màu đỏ

đổ nước ra thì ta lọc được mụn dừa có màu đỏ

Bước 3: Loại bỏ chất Lignin

Sử dụng vôi xử lý xơ dừa là một cách nhanh chóng nếu muốn tách chất Lignin. Hãy chuẩn bị một thùng nước sạch sau đó đổi vôi vào. Mụn dừa đã tách Tanin ở bước trên để vào khuấy lên bằng gậy. Ngâm trong nước vôi khoảng 7 tuần là Lignin sẽ được hòa tan hết vào với nước. Cuối cùng thì chỉ cần rửa lại bằng nước sạch là được.

Ngoài ra, nếu bạn muốn đảm bảo toàn bộ Lignin được loại bỏ cùng vôi thì có thể ngâm thêm trong nước sạch khoảng 1 ngày nữa. Sau đó lặp lại thêm 3-5 lần để sạch vôi và chất Lignin hơn. Khi đã hoàn thành thì hãy lấy mụn dừa và vắt khô. Nhớ là càng khô thì càng tốt.

Sau khi xử lý xơ dừa, mụn dừa sẽ được đem đi ủ, các chất Tanin và Lignin đã bị loại bỏ hoàn toàn. Đây là môi trường lý tưởng nhất cho trồng cây. Đây là nguồn nguyên liệu sẵn có, dễ tìm, lại còn giúp ích nhiều cho điều kiện phát triển của cây. Hãy tận dụng xơ dừa một cách tốt và đúng đắn nhất nhé! Chúc bà con thành công!

Xem thêm: