Cây chùm ngây việc là một thức rau xanh hữu cơ, rất tốt cho sức khỏe thì còn là dược liệu tự nhiên chữa bách bệnh. Từ xa xưa, giới Đông Y ta đã đánh giá rất cao về hiệu quả phòng trị bệnh liên quan đến ung thư, xương, máu hoặc huyết áp,… Hơn nữa, cây chùm ngây cũng có đặc tính dễ chăm, dễ trồng. Do vậy bạn có thể tìm thấy dễ dàng ở bất cứ nơi đâu. Hầu như gia đình nào cũng rất ưa chuộng và yêu thích loài rau xanh này. Vậy thì kỹ thuật trồng cây chùm ngây như thế nào liệu bạn có biết? Theo chúng tôi tìm hiểu bài viết hôm nay để rõ chi tiết hơn nhé.

Các bước chuẩn bị để trồng cây chùm ngây

Kỹ thuật trồng cây chùm ngây - Thức rau xanh, dược liệu tốt cho sức khỏe 1Dụng cụ trồng cây

Kỹ thuật trồng cây chùm ngây tất nhiên không thể nào thiếu dụng cụ chuyên dụng. Nếu bạn là một người thường xuyên vào vườn, yêu công việc trồng cây thì chắc hẳn sẽ rõ hơn ai hết. Hoàn toàn có thể tận dụng bao xi măng, bao nilon, khay, chậu hoặc thùng xốp tùy ý. Miễn là có sẵn trong nhà thì đều dùng trồng cây rất tốt. Hoặc không, ta sử dụng một mảnh đất vừa nhỏ ở ngoài vườn.

Nếu là trồng cây chùm ngây trong chậu, lưu ý bên dưới đáy cần phải đục lỗ để nhằm mục đích thoát nước. Dụng cụ trồng cây yêu cầu đường kính lớn hơn 50cm. Như vậy mới đủ diện tích để cho cây thoải mái, phát triển và sinh trưởng tốt.

Đất trồng cây

Thực ra thì chùm ngây là cây dễ tính nên sẽ không quá khó khăn trong việc chọn đất. Cây có khả năng sinh trưởng, sống khỏe mạnh trên nhiều kiểu đất khác nhau.

Nhà vườn có nhiều lựa chọn. Có thể mua đất được trộn sẵn tại các cửa hàng vật tư, nông nghiệp uy tín. Hoặc không, tự tiến hành phối trộn đất ngay tại nhà cùng với phân bón hữu cơ. Gợi ý sử dụng phân trùn quế, phân gà hay phân bò đã ủ hoai mục. Kết hợp với các giá thể như xơ dừa, vỏ trấu để gia tăng dinh dưỡng, chất mùn nuôi cây xanh tốt.

Giống cây

Việc chọn giống sẽ quyết định rất nhiều đến sự phát triển, đến tương lai của cây chùm ngây sau này. Cây chùm ngây có thể được trồng từ hạt, hom thân, cành hay là hom củ tùy ý bạn chọn. Nhưng nếu là kỹ thuật trồng cây chùm ngây từ hạt giống thì hãy đến những cửa hàng nông sản mua sản phẩm chất lượng về ươm.

Còn trong trường hợp muốn nhanh chóng, vừa tiết kiệm được thời gian, công sức thì hãy mua cây giống được bán sẵn. Thường cây giống như vậy sẽ được bán rất nhiều ở vựa giống.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây chùm ngây chi tiết

Kỹ thuật trồng cây chùm ngây - Thức rau xanh, dược liệu tốt cho sức khỏe 2Kỹ thuật trồng cây chùm ngây bằng hạt giống

Đầu tiên, muốn áp dụng kỹ thuật trồng cây chùm ngây bằng hạt giống, bạn cần tiến hành bước xử lý. Nhằm thúc đẩy, kích thích hạt nảy mầm nhanh thì hãy ngâm hạt giống trong nước ấm. Nhiệt độ của nước ấm rơi vào khoảng 40 độ C. Thời gian ngâm trong vòng 8 tiếng. Khi đã ngâm xong, vớt hạt giống ra và để cho được ráo.

Tiếp tục ủ hạt giống vào trong cát ẩm. Khoảng 5 – 7 ngày, tức tầm 1 tuần sau, nhận thấy hạt giống chùm ngây nứt nanh thì nghĩa là đã sẵn sàng để cấy vào bầu.

Ở đây, bầu được sử dụng phải có độ rộng là 8 – 10cm, độ dài từ 15 – 18cm. Lấy 2 ngón tay ấn thật nhẹ vào giữa bầu. Sau đó, ta cho 1 hạt giống vào rồi thực hiện phủ đất lại. Cung cấp một lượng nước tưới vừa phải. Chỉ sau đó vài ngày, hạt giống chùm ngây sẽ nảy mầm. Duy trì công tác tưới nước đều đặn như thế cho đến khi cây đạt độ cao 20 – 30cm thì ta mang đi trồng nhé.

Khi cây đã được 6 tuần tuổi, đạt độ cao 25 – 30cm thì đào một lỗ có chiều sâu và chiều rộng là 30*30cm. Mỗi lỗ đào như thế cách 1,5 – 2m là hợp lý. Đã có hỗn hợp đất, tiến hành cắt đáy. Song, rạch bầu hai bên và chú ý tuyệt đối đừng phạm lên rễ cái của cây. Cho một lớp đất xốp xuống trước khi đặt bầu. Cuối cùng, phủ và nén đất xốp ở mặt trên, ở xung quanh. Công tác giữ ẩm giai đoạn 2 – 3 tuần đều thật kỹ càng thì chắc chắn cây chùm ngây sẽ sống khỏe.

Kỹ thuật trồng cây chùm ngây bằng cành và hom rễ hay củ

Phương pháp giâm cành

Kỹ thuật trồng cây chùm ngây bằng giâm cành cũng khá đơn giản thôi. Khi bạn đã có một cây chùm ngây mẹ khỏe mạnh, xanh tốt, hãy tiến hành chặt một cành non. Nhưng lưu ý là ta không chặt xéo. Cành này có đường kính cỡ 3 – 5cm và đạt độ dài 0,5 – 1m.

Cành hom phải được chôn sâu 10cm ở phần gốc. Lấy bàn chân của bạn để đạp cho thật chặt đất trồng ở xung quanh. Như vậy thì cành mới đứng vững, ngọn mới hướng được lên trên. Vẫn là công tác tưới nước thường xuyên, đều đặn mỗi ngày. Và sau đó tầm 20 ngày thì cành chùm ngây sẽ bắt đầu có hiện tượng đâm chồi.

Phương pháp hom rễ, củ

Kỹ thuật trồng cây chùm ngây bằng hom rễ, củ sẽ được thực hiện như sau. Khi cây chùm ngây từ 6 tháng tuổi trở lên, mọi người sẽ dùng rễ để vùi vào trong cát ẩm. Chú ý, cát nên có mức độ ẩm vừa mức, đủ để mát cho phần rễ củ mà thôi.

Tầm sau khoảng nửa tháng đến 1 tháng thì phần rễ củ chùm ngây này sẽ thành thành cây mới. Tỷ lệ hình thành cây mới này thực tế tương đối cao.

Phần kết

Kỹ thuật trồng cây chùm ngây tại nhà không hề khó. Dành ra một chút thời gian rảnh để vào vườn, chuẩn bị mọi thứ trồng cây thì nhất định những giá trị mà chùm ngây mang đến cho sức khỏe của gia đình bạn là rất tuyệt. Thế nên chúc bạn sẽ áp dụng một cách hiệu quả, thành công.

Xem thêm: